- Khung chịu lực: Khung chịu lực được làm từ thép định hình, nó được các chuyên gia tính toán cẩn thận để đảm bảo được sức bền, đảm bảo an toàn, cho phép chịu lực lớn hơn tải trọng nhiều lần.
Khung chịu lực được các chuyên gia tính toán cẩn thận cho phép chịu lực lớn hơn tải trọng nhiều lần
- Shoe dẫn hướng: Đây là bộ phận có hình chữ U úp vào mặt rail để dẫn hướng cho cabin chạy theo đường rail. Mỗi cabin sẽ có 4 shoe đặt vào 4 góc của khung chịu lực phía trên.
- Thắng cơ: Là bộ phận dùng để kìm chặt cain trên 2 đừng dây dẫn hướng khi có bộ giới hạn tốc độ tác động tới. Thắng cơ có 2 loại chính là thắng gấp và thắng êm. Mỗi loại lại phụ thuộc vào từng hãng riêng thiết kế để phù hợp với thang máy của riêng mình chứ không hề có quy chuẩn quốc tế chung nào quy định.
- Sàn cabin: Đây là bộ phận đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng của thang máy, nó là phần chịu lực trực tiếp với trải trọng. Sàn cabin cũng có 2 loại: cố định và di động. Sàn cố định được lắp cố định với khung dưới của cabin, nhằm mục đích tăng chân đế cho sàn di động. Sàn di động là phần mặt sàn chịu tác động trực tiếp của tải trọng. Các vật liệu cơ bản để làm sàn di động là: gỗ, đá granit, gạch, …Thiết bị sàn di động có tác dụng báo cho thang máy biết hiện thang có đang bị quá tải hay không.
- Các bộ phận còn lại như trần giả, tay vịn, và hệ thống điều khiển đã quá quen thuộc với chúng ta. Được chúng ta sử dụng hàng ngày. Và cấu tạo của chúng cũng không có gì quá là phức tạp. Thang máy thường ít khi gặp sự cố ở những bộ phận này.
Mỗi bộ phận của cabin thang máy có ý nghĩa, tầm quan trọng riêng để có thể hoàn thiện chất lượng của thiết bị ở mỗi công trình. Chọn mua thang máy cần chú ý lắp đặt cabin có đầy đủ các bộ phận cần thiết, có chất lượng cao để vận hành hiệu quả, an toàn tuyệt đối phục vụ người dùng. Một lựa chọn chuẩn xác, đảm bảo về chất lượng góp phần nâng cao lợi ích sử dụng, bảo vệ cho an toàn của người dùng trong mọi hoàn cảnh.
Bình luận